Chi tiết tin

A+ | A | A-

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực sự hiệu quả, thiết thực trong cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên trong học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Ban Thường vụ Huyện ủy vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW về “tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới” trên địa bàn huyện trong đó đề ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như sau:
Thứ nhất, tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị số 23-CT/TW gắn với Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” và Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 08/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận” đến các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên nhằm nâng cao nhận thức về mục đích, yêu cầu, nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; việc học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. 
Thứ hai, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất bổ sung lý luận phục vụ cho việc xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận với những chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp thiết thực, sát thực tiễn và hiệu quả trong thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, của huyện và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Tập trung tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, đánh giá nửa nhiệm kỳ thực hiện những chủ trương, chương trình lớn trên địa bàn huyện thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX: đánh giá kết quả thực hiện các khâu đột phá; tái cơ cấu kinh tế, nhất là tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; các vấn đề về an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường; xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhất là công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…Bám sát và thực hiện nghiêm phương châm, nhiệm vụ, giải pháp và định hướng chỉ đạo của Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030; Kế hoạch số 176-KH/TU, ngày 12/6/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận theo hướng đa dạng hóa các tổ chức, cá nhân chủ trì, tham gia, phản biện, phân tích, đánh giá các luận điểm, luận cứ khoa học và từ thực tiễn. Phát huy dân chủ, tôn trọng và khuyến khích tính sáng tạo; tạo môi trường dân chủ trong thảo luận, tranh luận của tập thể, cá nhân trong công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận.
Thứ ba, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong học tập lý luận chính trị. Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm các nghị quyết, kết luận của Đảng về học tập lý luận chính trị trong Đảng: Kết luận số 69-KL/TW ngày 14/4/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Quy định 54-QĐ/TW, ngày 12/5/1999 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về chế độ lý luận chính trị trong Đảng; Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý; Kết luận số 57-KL/TW, ngày 08/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. 
Phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, chủ chốt của huyện, các địa phương, cơ quan, ban, ngành trong việc học tập lý luận chính trị; phải xem việc học tập lý luận chính trị là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên trẻ. 
Cấp ủy đảng, chính quyền, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương xác định trách nhiệm, phối hợp thực hiện Kế hoạch số 149-KH/TU, ngày 22/12/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Quy định số 164-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp giai đoạn 2015 – 2020. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập trong đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên theo hướng cơ bản, thiết thực, gắn lý luận với thực tiễn. Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên của huyện. 
Rà soát kỹ đối tượng cán bộ, đảng viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả các lớp đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo chặt chẽ, nghiêm túc; nội dung, thời gian, hình thức bồi dưỡng lý luận chính trị cho từng cấp, từng đối tượng phù hợp, thông tin, cập nhật những vấn đề mới, kết quả nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn… để từ đó xây dựng động cơ, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong học tập lý luận chính trị. 
Thứ tư, các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. Phát huy vai trò và trách nhiệm của các cơ quan thông tin, tuyên truyền, đội ngũ báo cáo viên Huyện ủy và tuyên truyền viên cơ sở; sức mạnh của công tác tuyên truyền miệng; kết hợp tuyên truyền miệng với tận dụng công nghệ thông tin để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lý luận chính trị.
Nội dung tuyên truyền tập trung vào ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những nội dung cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những vấn đề Đảng ta vận dụng sáng tạo, phát triển trong lịch sử và trong công cuộc đổi mới hiện nay; kết quả, những điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện. Đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. 
Thứ năm, cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị tăng cường lãnh đạo, quản lý, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, định hướng thông tin, nâng cao nhận thức, cảnh giác trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với các luận điệu xuyên tạc, âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội. Phát huy vai trò, sức mạnh của các cơ quan thông tin, tuyên truyền, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Tăng cường công tác nắm bắt, định hướng tình hình gắn với thực hiện tốt công tác trao đổi, đối thoại, tuyên truyền, thuyết phục với những cá nhân có nhận thức khác với chủ trương, đường lối của Đảng. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; sự mất cảnh giác về tổ chức, nội bộ, lợi dụng sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý để làm mất sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng. 
Thứ sáu, các cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW. Hàng năm lồng ghép công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW vào chương trình kiểm tra của cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp ủy./.

Tác giả: Ngân Ánh

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Chuyên mục

Liên Kết Web

Thống kê truy cập

Tổng số lượt truy cập

0000202896

Hôm nay: 6
Tuần này: 184
Tháng này: 11206
Năm này: 27878

Thăm dò ý kiến

Bạn cảm thấy website của chúng tôi như thế nào